Động thực vật Ghat_Tây

Thực vật

Trong số 7302 loài thực vật có hoa có mặt tại Ghat Tây thì 5.588 loài là bản địa và 376 loài ngoại lai, 2.253 loài trong số đó là đặc hữu của Ấn Độ, 1.273 loài chỉ được tìm thấy ở Ghat Tây.

Động vật

Ghat Tây là nhà của hàng ngàn các loài động vật trong đó ít nhất 325 loài bị đe dọa toàn cầu.[28] Tại đây có ít nhất 139 loài động vật có vú, trong số đó có 16 loài đặc hữu, 13 loài bị đe dọa và 32 loài bị đe dọa ở mức cực kỳ nguy cấp như Cầy đốm lớn Malabar, nhiều loài nguy cấp gồm Khỉ đuôi sư tử, Dê núi sừng ngắn Nilgiri, Hổ Bengal, Voi Ấn Độ và các loài sắp bị đe dọa như Báo Ấn Độ, Voọc Nilgiri, Bò tót.[29][30][31] Những ngọn đồi của Ghat Tây đóng vai trò là hành lang động vật hoang dã quan trọng, tạo thành một phần quan trọng của khu bảo tồn voi và hổ. Ghat Tây là nơi có số lượng hổ lớn thứ hai tại Ấn Độ chỉ sau Sundarban với khoảng 336-487 cá thể trên khu vực có diện tích 21.435 km2 (8.276 dặm vuông Anh) khắp Karnataka, Tamil Nadu và Kerala.[32] Ghat Tây cũng là nơi có số lượng voi Ấn Độ trong tự nhiên lớn nhất với 11.000 cá thể trong 8 quần thể khác nhau.[33][34] Một loài đặc hữu của Ấn Độ là Dê núi sừng ngắn Nilgiri đang trên bờ vực tuyệt chủng mặc dù đã phục hồi và ước tính có 3.122 cá thể trong tự nhiên. Một loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp là Cầy đốm lớn Malabar được ước tính chỉ còn ít hơn 250 cá thể trưởng thành, tập trung tại các tiểu khu vực không quá 50 cá thể, còn số lượng khỉ đuôi sư tử sống rải rác khắp Ghat Tây với khoảng 3.500 cá thể.[35]

Về các loài chim, Ghat Tây có ít nhất 508 loài. Hầu hết 500 loài chim của bang Karnataka tập trung tại dãy núi này. Trong số đó có 16 loài đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng như Khướu Banasura, Bồ câu rừng Nilgiri, chim cổ đỏ xanh bụng trắng, Chích đuôi xòe, Khướu Ashambu, Sẻ đồng Nilgiri, Vẹt đuôi dài Malabar, Hồng hoàng Malabar, Choàng choạc bụng trắng và nhiều loài chim khác.

Về côn trùng, Ghat Tây có 6.000 loài.[36] Trong đó có 334 loài bướm, 316 loài được tìm thấy tại Khu dự trữ sinh quyển Nilgiri.[37] Đây cũng là nhà của 174 loài chuồn chuồn, trong đó có 107 loài Chuồn chuồn ngô và 67 loài Chuồn chuồn kim, 69 loài trong số đó là đặc hữu. Hầu hết các loài chuồn chuồn đặc hữu có mặt tại các khu vực gần sông suối.


Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ghat_Tây http://www.all-about-india.com/Geography-of-India.... http://cities.expressindia.com/fullstory.php?newsi... http://google.com/search?q=cache:k5aD-8ZEqdcJ:www.... http://www.hindu.com/2009/08/04/stories/2009080456... http://timesofindia.indiatimes.com/home/environmen... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0... http://www.nature.com/nature/journal/v403/n6772/ab... http://www.nature.com/nature/journal/v403/n6772/fi... http://www.thehindu.com/news/national/kerala/artic...